Thông thường những sản phẩm khi lấy ra khỏi khuôn thì sản phẩm sẽ được vuốt lên bề mặt thật mịn màng, sau đó được người thợ làm gốm vẽ lên những đường nét. Có hai cách để bạn vẽ lên gốm, thứ nhất đó là vẽ lên men hoặc những men, rồi vẽ đem nung. Cách thứ hai là vẽ màu lên xương gốm, chờ màu thấm vào gốm, rồi mới nhúng men và nung. Tùy theo tay nghề và kinh nghiệm của người thơ làm gốm mà họ chọn cách pha màu với nồng độ phù hợp với thành phẩm của mình.
Có thế nói nghệ thuật vẽ những họa tiêt lên những bộ ấm chén đẹp nhìn thì rất dễ nhưng khi vẽ cũng gặp không ít khó khăn. Để có thể trở thành một người thợ gốm lành nghề, họ thường sẽ mất ba tháng để tạo xương đất, mất rất nhiều năm trời họ mới có thể vẽ được những họa tiết độc đáo và phức tạp.
Khi vẽ người thợ làm gốm thườn sử dụng một loại mực vẽ để vẽ lên những bộ ấm chén, bát sứ, chén sứ của mình để không thể ảnh hưởng đến màu sắc của hoa văn. Tùy theo nét vẽ đậm nhạt, chìm nổi của màu men mà người thợ làm gốm thổi hồn cho chúng mang một dáng vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên điều này cũng có sự rủi ro và đòi hỏi người thợ làm gốm phải mất nhiều công sức và thời gian hơn theo cách thông thường.
Nguồn: http://www.minhlong.com/vn/content/4/sn-phm/195/s-hoa-van/226/c-tim/