Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam

Chưa có bình luận

Châu Á, nhất là các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam coi việc uống trà là một nghệ thuật. Cao hơn nữa ở Nhật Bản thưởng trà còn được coi như là một tôn giáo gọi là trà đạo. Một bộ ấm trà, một ít lá trà hảo hạng và cách pha riêng biệt, các bậc hiền nhân xưa coi uống trà không chỉ là một cách để đàm đạo mà còn thể hiện cốt cách và văn hóa ứng xử của người dân. 

Nguồn: Internet

Phong cách uống trà của người Việt Nam xưa giờ rất đa dạng và không theo một trường phái, chuẩn mực nào. Trà hay còn gọi là chè, người Việt Nam xưa thường hay uống chè tươi, chè xanh. Ngày nay cuộc sống hối hả lá chè phơi khô được sử dụng nhiều trong gia đình. Đối với chè tươi thường vò nát cho vào nước đun sôi cho đến khi lá chè đổi màu đập vào một nhánh gừng là có thể thưởng thức được. So với uống chè tươi, chè khô đơn giản hơn nhưng vẫn không làm mất phong vị thưởng trà của người Việt. Nói đến uống trà không thể không nói đến bộ ấm trà. Một bộ ấm trà thường có một bình trà và 4 đến 6 bát trà. Trước khi pha trà, cần tráng bình và bát trà bằng nước ấm cho sạch cho trà và nước sôi vào ngập trà sau đó đổ đi để rửa trà. Đến nước trà thứ hai rót nước đầy bình rồi đậy nắp. Công đoạn này giúp cho trà thơm và ngon hơn. Đối với một người yêu nghệ thuật uống trà, bộ ấm chén trà rất quan trọng thể hiện sự am hiểu về nghệ thuật cũng như nét đẹp văn hóa này. Uống trà không chỉ cần trà ngon, bộ ấm chén đẹp mà còn có bạn trà là tri kỷ, là người hiểu mình cùng nhâm nhi tách trà nhỏ và trò chuyện. Nếu không việc thưởng trà sẽ mất đi ý nghĩa.

Nguồn: http://www.minhlong.com/vn/content/4/sn-phm/195/s-hoa-van/255/ch-vang

back to top