Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Chưa có bình luận
Văn hóa Nhật Bản từ lâu được nhiều người biết đến với đồ gốm sứ, trà đạo Nhật Bản cùng với manga và anime. Trong đó, trà đạo Nhật Bản được nhiều người ở nhiều độ tuổi yêu thích. Trà đạo không chỉ là cách uống trà bình thường mà còn là một nghệ thuật, văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn của người yêu trà. Mỗi một nước Châu Á đều có văn hóa uống trà khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những ý nghĩa cơ bản của trà đạo Nhật Bản.
Nguồn: Internet
Bất kì nghệ thuật trà đạo nào cũng đều có ý nghĩa riêng của mình. Về cơ bản, trà đạo Nhật Bản gồm 4 tầng ý nghĩa: Giao hòa- kính trọng- thanh tịnh và tịch lặng. Trà đạo Nhật bản được bắt nguồn từ vị thiền sư Esai khi ông thăm sứ Trung Quốc về có mang theo các hạt trà từ Trung Quốc về trồng tại Kyoto. Với thú vui thưởng trà, vị thiền sư Esai đã viết nên cuốn sách Kisa Yojoki. Theo thời gian, với sự phát triển không ngừng của triết lý Phật giáo và nghệ thuật thưởng trà, người nhật đã đưa trà đạo trở thành một nét văn hóa đặc trưng và độc đáo mang đậm chất dân tộc. Từ đó trà đạo hay còn được gọi là Chado ra đời. Để thưởng thức trà đạo nhật bản đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và tâm định thư thái. Việc thưởng thức trà đạo giúp con người tâm hồn thanh tịnh, hòa mình với thiên nhiên, gột rửa những bụi trần sống hài hòa và thân thiện với mọi người.

Người thưởng thức trà đạo được liên kết với nhau cũng như người thưởng trà liên kết với dụng cụ pha trà horeca. Vì vậy dụng cụ pha trà đạo rất quan trọng và thường được người nhật sử dụng gốm để tạo nên những tách trà, ấm trà. Trà đạo Nhật Bản không chỉ là một nét văn hóa độc đáo mà còn thể hiện tính nhân văn của con người xứ mặt trời mọc này.

Nguồn: http://www.minhlong.com/vn

back to top